Mô tả
Hạt lanh (Flax Seeds). Hạt lanh nhỏ, màu nâu, hoặc vàng, là những nguồn giàu nhất của axit béo omega-3 thực vật, gọi là alpha-linolenic acid (ALA). Ngoài ra, hạt lanh có chứa một số lượng tốt của vitamin B6, sắt, kali, đồng và kẽm.
Hạt lanh là gì? 9 lợi ích tuyệt vời của hạt lanh đối với sức khoẻ con người
Hạt lanh thoạt nhìn trông giống hạt dưa nhưng lại có giá trị đặc biệt đối với sức khỏe. Vậy hãy để HTFood giúp bạn hiểu rõ hơn về hạt lanh là gì? 9 lợi ích tuyệt vời của hạt lanh đối với sức khoẻ con người mà chuyên mục Mẹo vào bếp sẽ bật mí ngay dưới đây.
Xem nhanh
1. Hạt lanh gì? Dinh dưỡng của hạt lanh
2. Lợi ích của hạt lanh
• Hàm lượng chất xơ cao
• Giúp làn da và tóc khoẻ mạnh
• Giảm cân hiệu quả
• Giảm cholesterol đáng kể
• Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa
• Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá
• Giảm nguy cơ bị ung thư
• Chứa hàm lượng cao axit béo Omega-3
• Tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh
3. Hạt lanh và hạt chia hạt nào tốt hơn?
4. Hạt lanh loại nào tốt hơn?
5. Mua hạt lanh ở đâu? Cách bảo quản hạt lanh
6. Những lưu ý khi sử dụng hạt lanh
7. Những món ngon từ hạt lanh
• Bánh mì hạt lanh
• Sinh tố chuối, hạt lanh
• Salad hạt lanh
1. Hạt lanh gì? Dinh dưỡng của hạt lanh
Hạt lanh, tên gọi khoa học là Linum usitatissimum, có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Trung Đông khoảng 30 nghìn năm trước.
Cây lanh được trồng để lấy hạt và lấy sợi (từ thân cây). Sợi lanh có độ chắc gấp 2 – 3 lần so với sợi bông, thẳng và trông mịn. Vải lanh được dùng phổ biến tại các nước phương Tây, có thể dùng làm ga trải giường, khăn trải bàn và quần áo lót.
Hạt lanh có hai màu: màu nâu và màu vàng, đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Bạn có thể sử dụng hạt lanh ở dạng hạt, dạng bột hoặc dạng dầu.
Cứ 100gr hạt lanh gồm có các chất dinh dưỡng như sau:
Năng lượng: 534kcal
Nước: 6.96g
Chất đạm: 18.29g
Chất béo: 42.16g
Carbohydrate: 28.88g
Chất xơ: 27.3g
Vitamin C: 0.6mg
Vitamin E: 0.31mg
Vitamin B: 1.644mg vitamin B1, 0.161mg vitamin B2, 3.08mg vitamin B3,…
Nhiều khoáng chất như: 255mg canxi, 5.73mg sắt, 392mg magie, 813mg kali,…
Hạt lanh chứa nhiều chất xơ, chất đạm và axit béo omega-3, cùng với các loại vitamin, khoáng chất và những hợp chất như: axit ferulic, glycoside xyanogenic, phytosterol và lignans đều có lợi cho sức khỏe.
2. Lợi ích của hạt lanh
Hạt lanh được sử dụng phổ biến vì có 9 lợi ích nổi bật như sau:
Hàm lượng chất xơ cao
Hạt lanh chứa hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan (20 – 40%) và chất xơ không hòa tan (60 – 80%) đều được lên men nhờ vi khuẩn trong ruột già, từ đó làm phân hồn đi và giúp chúng ta đi tiêu đều đặn hơn. Cụ thể:
Chất xơ hòa tan trong hạt lanh có khả năng làm chậm tốc độ tiêu hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nồng độ cholesterol.
Chất xơ không hòa tan trong hạt lanh giúp nước được hấp thụ vào phân, làm tăng khối lượng và khiến phân mềm hơn. Vì thế, ngăn được tình trạng bị táo bón cũng như cải thiện tình trạng của hội chứng ruột kích thích và bệnh túi thừa.
Giúp làn da và tóc khoẻ mạnh
Hạt lanh chứa nhiều nhóm vitamin B cùng với hàm lượng chất béo omega-3 ALA đều có lợi cho sức khỏe làn da và tóc. Đối với da, hạt lanh cải thiện được các triệu chứng của mụn trứng cá, chàm bột nhiễm (bệnh eczema), trứng cá đỏ và giúp da mịn màng hơn. Còn đối với tóc, việc dùng dầu hạt lanh sẽ giúp tóc trở nên bóng và khỏe chắc vì hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên.
Giảm cân hiệu quả
Hàm lượng chất xơ hòa tan trong hạt lanh sẽ làm chậm quá trình hoạt động tiêu hóa diễn ra trong dạ dày, đồng thời kích thích hàng loạt các hormone kiểm soát sự thèm ăn và tạo nên cảm giác no. Nhờ đó, cơ thể kiểm soát được sự thèm ăn và cân nặng.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu còn cho thấy thêm: việc bổ sung 2.5g chiết xuất từ sợi lanh vào thức uống có tác dụng chống lại cảm giác đói và sự thèm ăn.
Giảm cholesterol đáng kể
Hạt lanh có khả năng làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều chất xơ. Lúc này, chất xơ liên kết với muối mật trong cơ thể (muối mật được hình thành do cholesterol được kéo từ máu vào gan) và được đào thải ra ngoài cơ thể, nhờ đó mà làm giảm được nồng độ cholesterol.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh hạt lanh có thể làm giảm cholesterol:
Khi tiêu thụ 3 muỗng canh bột hạt lanh (khoảng 30g) mỗi ngày, diễn ra trong vòng 3 tháng đối với người có hàm lượng cholesterol cao, kết quả cho thấy: cholesterol tổng thể giảm được xuống 17% và cholesterol LDL xấu giảm gần 20%. Hoặc cũng tiêu thụ 30g hạt lanh mỗi ngày đối với phụ nữ mãn kinh cho thấy thêm: tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL giảm lần lượt là 7% và 10%.
Khi dùng 1 muỗng canh (10g) bột hạt lanh mỗi ngày cho những người bị bệnh tiểu đường trong vòng 1 tháng, kết quả cho thấy rằng hạt lanh có thể làm tăng 12% lượng cholesterol HDL tốt.
Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa
Hạt lanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, như:
Axit ferulic: có thể giúp ngăn ngừa cơ thể mắc phải một số bệnh mãn tính.
Hợp chất phytosterol: có tác dụng làm giảm cholesterol, trong đó axit p-Coumaric được xem là hợp chất chống oxy hóa chính có trong hạt lanh.
Lignans: hoạt động như cả chất chống oxy hóa và phytoestrogen, giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện sức khỏe tế bào, chống lão hóa và có đặc tính chống vi khuẩn, vi rút cao.
Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá
Việc bổ sung hạt lanh trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe tiêu hóa, nhất là thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên. Thậm chí chất xơ không hòa tan còn trở thành nguồn thức ăn lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Giảm nguy cơ bị ung thư
Hạt lanh chứa hợp chất lignans, gấp 800 lần so với các loại thực phẩm thực vật khác, đây là chất có đặc tính chống oxy hóa và estrogen mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa mắc phải một số bệnh ung thư, như ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới:
Nghiên cứu được tiến hành ở Canada với hơn 6.000 phụ nữ cho thấy: việc ăn hạt lanh làm giảm đi nguy cơ mắc ung thư vú khoảng 18%.
Nghiên cứu khác trên 15 người đàn ông trong 6 tháng cho thấy thêm: khi bổ sung 30g hạt lanh mỗi ngày trong chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm đi các dấu hiệu liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, hạt lanh cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư ruột kết và ung thư da trong một số nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm và động vật.
Chứa hàm lượng cao axit béo Omega-3
Hạt lanh còn là nguồn cung cấp axit béo omega-3, nhất là loại axit béo omega-3 ALA có lợi cho sức khỏe tim mạch cũng như phòng chống lại nguy cơ bị đột quỵ.
ALA là một loại axit béo thiết yếu cho cơ thể mà chúng ta không thể tự sản xuất được mà phải sử dụng từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Loại axit béo này có khả năng ngăn chặn việc tích tụ cholesterol có trong mạch máu, giảm tình trạng viêm diễn ra trong động mạch và giảm sự phát triển của khối u trong cơ thể.
Nhiều bằng chứng như:
Nhóm người tiêu thụ nhiều ALA giảm nguy cơ bị đau tim hơn so với nhóm người tiêu thụ ít ALA trong cuộc nghiên cứu ở Costa Rica diễn ra trên 3638 người.
Kết quả phân tích từ 27 cuộc nghiên cứu, tổng cộng hơn 250000 người cho thấy thêm axit béo ALA có thể giảm đến 14% nguy cơ mắc bệnh tim. Hoặc trong nghiên cứu khác còn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa ALA với nguy cơ đột quỵ.
Tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh
Hợp chất lignans trong hạt lanh còn có lợi cho phụ nữ mãn kinh nhờ có khả năng hoạt động như estrogen. Từ đó, giảm được nguy cơ mắc bệnh loãng xương và có thể duy trì được kinh nguyệt đều đặn ở phụ nữ.
3. Hạt lanh và hạt chia hạt nào tốt hơn?
Hạt chia có hình bầu dục, kích thước nhỏ, màu đen hoặc trắng và vị khá nhạt. Trong khi hạt lanh có hình dạng phẳng, kích thước lớn hơn, màu nâu hoặc màu vàng, và vị đậm thơm hơn so với hạt chia.
Cả 2 loại hạt này đều chứa lượng lớn chất đạm và axit béo omega-3. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tìm nguồn thực phẩm chứa omega-3 lớn thì hạt lanh là lựa chọn phù hợp. Còn hạt chia thì được đánh là có chứa nhiều chất xơ và chất khoáng hơn so với hạt lanh.
Hạt lanh và hạt chia đều có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ axit béo ALA, giảm lượng đường trong máu và hệ tiêu hóa nhờ chất xơ. Thế nhưng, hạt lanh mang lại hiệu quả chống ung thư tốt hơn nhờ chứa hàm lượng lignans gấp 15 lần so với lượng lignans trong hạt chia.
Không những thế, hàm lượng chất xơ hòa tan của hạt lanh lại nhiều hơn, nên có tác dụng giảm đói và thèm ăn hiệu quả hơn so với hạt chia.
Nói tóm lại, hạt lanh có nhiều ưu điểm hơn so với hạt chia về tác dụng phòng chống ung thư, hỗ trợ giảm cân và trở thành nguồn cung cấp omega-3 đáng kể so với hạt chia.
4. Hạt lanh loại nào tốt hơn?
Như HTFood đã chia sẻ, hạt lanh có 2 loại với 2 màu đặc trưng là nâu và vàng. Hầu hết các hàm lượng chất dinh dưỡng của hai loại hạt lanh này đều giống nhau. Thế nhưng, số lượng hợp chất chống oxy hóa của hạt lanh nâu được đánh giá cao hơn so với hạt lanh vàng.
5. Mua hạt lanh ở đâu? Cách bảo quản hạt lanh
Bạn có thể tìm mua hạt lanh ở những cửa hàng thực phẩm chuyên bán các nguyên liệu làm bánh, đồ uống, các siêu thị hoặc một số cửa hàng thực phẩm đồ khô ở chợ.
Cách bảo quản hạt lanh tốt nhất là bạn cho vào hủ thực phẩm bằng thủy tinh rồi đậy kín, hoặc cho vào túi zip có hút chân không (nên chia nhỏ ra cho tiện sử dụng), đặt ở những nơi thoáng mát, khô ráo và tránh mặt trời chiếu trực tiếp hoặc ở những nơi có nhiệt độ nóng.
6. Những lưu ý khi sử dụng hạt lanh
Việc sử dụng hạt lanh, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề như sau để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại, như:
Người có vấn đề về tuyến giáp: Vì hạt lanh có chứa cyanogenic glycoside, chất này có xu hướng liên kết với các hợp chất lưu huỳnh trong cơ thể để tạo thành thiocyanat. Khi cơ thể có nồng độ thiocyanat quá nhiều, dễ gây ra hiện tượng giảm chức năng hoạt động của tuyến giáp. Do đó, chỉ nên tiêu thụ dưới 50gr mỗi ngày hạt lanh, kể cả đối với người khỏe mạnh.
Người không quen tiêu thụ nhiều chất xơ: Với những người không quen hoặc mới tiêu thụ hàm lượng chất xơ nhiều lần đầu, thì có thể gây ra hiện tượng nhẹ về tiêu hóa, như đầy hơi, đau bụng hay buồn nôn. Vì thế, hãy bắt đầu với lượng nhỏ rồi tăng dần để cho cơ thể thích nghi trong trường hợp này.
Người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc đang gặp phải các vấn đề về máu: Lượng omega-3 lớn trong hạt lanh có thể gây loãng máu, nên những ai đang gặp phải các vấn đề về máu hoặc loãng máu thì cần hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Ảnh hưởng đến thai nhi: Hạt lanh có hợp chất hoạt động như hormone estrogen nên việc tiêu thụ loại hạt này có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong những tháng đầu tiên, thậm chí trong thời gian đang cho con bú.
Chứa chất kháng dinh dưỡng axit phytic: Hạt lanh chứa axit phytic, có thể làm giảm sự hấp thụ của khoáng chất kẽm và sắt.
7. Những món ngon từ hạt lanh
Bánh mì hạt lanh
Bánh mì mềm, thơm mùi bơ sữa hòa lẫn với vị ngọt thơm của hạt lanh, đây là loại bánh mì mà bạn không thể bỏ qua, phù hợp cho cả người giảm cân lẫn người lớn tuổi.
Sinh tố chuối, hạt lanh
Vị ngọt thơm của chuối khi được kết hợp với hạt lanh, kèm theo ít sữa đặc sẽ khiến bạn mê mẩn với loại đồ uống dinh dưỡng này. Thậm chí, bạn có thể dùng thêm một số loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều và kể cả yến mạch để tăng thêm giá trị dinh dưỡng.
Salad hạt lanh
Món salad không tốn quá nhiều thời gian để chế biến mà lại có giá trị dinh dưỡng cao, vị rau tươi kèm với vị mằn mặn của thịt xông khói, dậy lên hương vị thơm đặc trưng của hạt lanh rang.
Như vậy, HTFood đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hạt lanh là gì? 9 lợi ích tuyệt vời của hạt lanh đối với sức khoẻ con người ra sao. Chúc bạn có sức khỏe tốt với cách dùng hạt lạnh sao cho đúng nhé!
Địa chỉ: BÁN HẠT LANH NHẬP KHẨU UY TÍN
====== # ====== # ============
Hạt Dinh Dưỡng HTFood Việt Nam
📱 Mobile: 0936.1368.79